Raymond Aron
![Raymond Aron (1966) bởi [[Erling Mandelmann]]](https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b4/Raymond_Aron_%281966%29_by_Erling_Mandelmann.jpg)
Ông được biết tới nhiều nhất nhờ cuốn sách viết năm 1955 ''Thuốc phiện của giới trí thức'', tựa đề mà đảo ngược tuyên bố của Karl Marx cho tôn giáo là thuốc phiện của người dân - Aron lập luận rằng ở Pháp sau chiến tranh, chủ nghĩa Mác là thuốc phiện của giới trí thức. Trong cuốn sách này, Aron quở trách trí thức Pháp về những gì ông mô tả như là những lời chỉ trích khắc nghiệt của họ về chủ nghĩa tư bản và dân chủ và sự bảo vệ đồng thời của họ đối với áp bức, những sự tàn bạo và không khoan dung của chủ nghĩa Mác. Nhà phê bình Roger Kimball cho đó là "một cuốn sách gây nhiều ảnh hưởng của thế kỷ hai mươi." Aron cũng được biết đến với tình bạn lâu dài của ông, đôi khi tiêu cực, với triết gia Jean-Paul Sartre.
Ông cũng được biết tới với cuốn sách viết năm 1973, ''The Imperial Republic: The United States and the World 1945-1973'', gây ảnh hưởng tới Zbigniew Brzezinski và Henry Kissinger, trong số những người khác.
Aron đã viết rộng rãi về một loạt các chủ đề khác. Trích dẫn về bề rộng và chất lượng các tác phẩm của Aron, nhà sử học James R. Garland gợi ý, "Mặc dù ông ta ít được biết đến ở Mỹ, Raymond Aron được cho là một ví dụ ưu việt của chủ nghĩa trí thức Pháp trong phần lớn của thế kỷ XX." Được cung cấp bởi Wikipedia
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7
-
8
-
9
-
10
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
-
17
-
18
-
19
-
20